Giỏ hàng

UNG THƯ KHÔNG PHẢI LÀ “ÁN TỬ” NẾU LÀM ĐIỀU NÀY SỚM HƠN

Vai trò của kẽm đối với cơ thể vô cùng quan trọng. Kẽm tham gia đắc lực trong sự chuyển hóa, tăng trưởng và tồn tại của con người, đặc biệt là trẻ em.

Vai trò của kẽm 

Kẽm giúp tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch cơ thể. Kẽm hỗ trợ và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. Thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào.

 

Kẽm giúp tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Bổ sung đầy đủ kẽm giúp trẻ em phát triển chiều cao tốt hơn, hạn chế suy dinh dưỡng.

Với nam giới, kẽm giúp duy trì số lượng tinh trùng và giúp duy trì nồng độ nội tiết tố nam (testosteron) ở mức luôn luôn bình thường. Bên cạnh đó, kẽm còn có vai trò tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể ngăn ngừa viêm nhiễm, chống lại các tác nhân gây nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virut, vi nấm và giúp hạn chế tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (nam giới).

Với nữ giới, kẽm có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Ngoài ra, kẽm cũng có vai trò kích thích vị giác, khứu giác làm gia tăng cảm giác thèm ăn. Với hệ thống da, tóc, kẽm có vai trò đẩy nhanh quá trình tái tạo da, mọc tóc.

Bổ sung kẽm bao nhiêu là đủ? 

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) lượng kẽm cần cho cơ thể tùy thuộc lứa tuổi, cụ thể:

- Trẻ dưới 3 tháng cần 3mg kẽm mỗi ngày, trẻ từ 5 tháng - 12 tháng tuổi là 5 - 8mg/ngày

- Trẻ từ 1 tuổi - 10 tuổi cần khoảng 10 - 15mg/ngày

- Thanh niên và người trưởng thành cũng cần bổ sung lưỡng kẽm cần thiết là 15mg/ngày đối với nam, 12mg/ngày đối với nữ

- Phụ nữ mang thai cần khoảng 15mg kẽm trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Kẽm được hấp thu phần lớn ở ruột non, nhất là ở hồi tràng, phần nhỏ ở dạ dày và ruột già. Vì vậy, những người có bệnh về tiêu hóa thường bị thiếu kẽm. Thiếu khoáng chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và tồn tại của con người. Triệu chứng thiếu kẽm không rõ ràng. Song tình trạng này có thể gây ra một số rối loạn chuyển hóa và bệnh tật nguy hiểm đối với cơ thể.

 Các bệnh lý do thiếu chất kẽm:

  • - Chậm phát triển thể lực, tâm thần

  • - Các bệnh về mắt, da, tóc và niêm mạc

  • - Suy giảm chức năng sinh dục

  • - Dễ bị nhiễm khuẩn, lâu lành vết thương

  • - Các bệnh lý dạ dày-ruột, suy dinh dưỡng, nhầm lẫn mùi vị

  • - Có thể gia tăng số bệnh lý tim mạch

Thực phẩm bổ sung kẽm

Kẽm được bổ sung trực tiếp qua đường ăn/uống. Mỗi người có thể thiết lập chế độ ăn với các thực phẩm giàu kẽm để bổ sung vi chất này.

Thịt: Thịt đỏ là nguồn cung cấp kẽm dồi dào. Một lượng khoảng 100 gram thịt bò chứa 4,8 mg kẽm, chiếm 44% lượng kẽm mà cơ thể chúng ta cần mỗi ngày. Tuy nhiên trong thịt đỏ có nhiều chất béo, chỉ nên ăn một lượng vừa phải.

 

Thịt đỏ là nguồn cung cấp kẽm dồi dào. Ảnh: pixabay

Động vật có vỏ: hàu, hến, sò, nghêu, trai...là thực phẩm giàu kẽm, ít năng lượng. 6 con hàu trung bình cung cấp 32 mg kẽm, tương đương 291% lượng kẽm yêu cầu của 1 ngày. Tuy nhiên cần lưu ý ăn động vật có vỏ đã nấu chín để tránh nhiễm sán, ngộ độc.

 

Động vật có vỏ như hàu, nghêu, sò, trai...có nhiều kẽm. Ảnh: Pixabay.

Các loại đậu, hạt: 100gr đậu lăng nấu chín chứa khoảng 12% lượng kẽm yêu cầu của cơ thể mỗi ngày. Đậu mầm ngâm hoặc lên men có thể làm tăng tính khả dụng của khoáng chất này. Ăn đa dạng các loại đậu cũng giúp người ăn chay bổ sung kẽm.

Ngoài ra, kẽm có thể được bổ sung bằng viên uống với chỉ dẫn từ bác sĩ.

Nguồn tổng hợp:

Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Báo Sức khỏe và đời sống

Viện Dinh Dưỡng Ứng Dụng

Bệnh viện quốc tếVinmec

 


“Phano Pharmacy – Lời khuyên đúng”

Đúng thuốc – Đúng liều – Đúng cách

Dược sĩ tư vấn thuốc: 1800 6768

Mua hàng trực tuyến: http://phanolink.com

Đăng ký hội viên: https://phanolink.com/dang-ky-hoi-vien/

 

Facebook Youtube Zalo Top