Giỏ hàng

Ung thư cổ tử cung (HPV): nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa

Ung thư cổ tử cung (HPV) thường gặp ở độ tuổi sau 30 ở nữ giới, đặc biệt là sau khi sinh nở. Hầu hết bệnh nhân nhận ra biểu hiện thì bệnh đã diến tiến nặng. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể ngăn ngừa và được phát hiện sớm giúp quá trình điều trị có kết quả tích cực hơn.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý ác tính của tế bào gai hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung, hình thành khi các tế bào ở cổ tử cung phát triển bất thường.

Nữ giới mắc ung thư cổ tử cung thường ở độ tuổi sinh hoạt tình dục (30-45 tuổi), người dưới 20 tuổi hiếm khi mắc bệnh, trong khi đó những trường hợp trên 65 tuổi phát hiện bệnh thường do tầm soát không tốt ở độ tuổi trước đó. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính đến năm 2030, số ca tử vong do ung thư cổ tử cung dự kiến sẽ tăng lên 443.000 người trên toàn cầu và trở thành loại ung thư nguy hiểm, cao thứ 2 sau ung thư vú.

Nguyên nhân

Ung thư cổ tử cung do một số chủng virus thuộc nhóm Human Papillomavirus (HPV) gây ra. Gần 99% bệnh nhân ung thư cổ tử cung bị nhiễm virus HPV. Trong đó virus HPV týp 16 và 18 chiếm đến 70% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung. Cổ tử cung có chiều dài khoảng 5cm nằm giữa tử cung và âm đạo. Đây là bức tường phòng thủ đầu tiên chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đầu mở của cổ tử cung thông với âm đạo, được bao phủ bởi một lớp mô mỏng. Lớp mô này được tạo thành từ các tế bào.

Có hơn 140 tuýp Papillomavirus (HPV) được phát hiện ở người. Khoảng 40 tuýp là nguyên nhân gây ra các bệnh ở cơ quan sinh dục. Trong đó, 2 týp HPV 16 và 18 được coi là virus nguy hiểm nhất. Vì chúng có thể nhiễm sâu vào tử cung của phụ nữ. Sau đó phát triển làm thay đổi mô tử cung và gây ra bệnh ung thư. Trên thực tế, hầu hết những người có hoạt động tình dục đều có khả năng nhiễm HPV. Hệ miễn dịch sẽ hoạt động để chống lại virus. Song nếu nhiễm phải chủng HPV nguy cơ cao, bạn sẽ khó tránh khỏi nguy cơ mắc ung thư.

Một số nguyên nhân khác:

- Hút thuốc lá: phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung tăng gấp đôi so với những phụ nữ không hút thuốc.

- Quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục không an toàn.

- Sinh đẻ nhiều lần (có trên 5 đứa con).

- Sinh con khi còn quá trẻ (< 17 tuổi).

- Vệ sinh sinh dục không đúng cách.

- Viêm cổ tử cung mãn tính.

- Suy giảm miễn dịch: trên cơ thể suy giảm miễn dịch, nguy cơ nhiễm HPV nguy cơ cao tăng lên, dẫn tới tăng khả năng bị ung thư cổ tử cung.

- Sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài trên 5 năm.

Triệu chứng ung thư cổ tử cung

Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng, diễn biến thầm lặng. Tuy nhiên nếu thường xuyên thăm khám, việc điều trị sẽ mang lại hiệu quả tích cực, có cơ hội chữa khỏi hoàn toàn.

Khi đã khởi phát triệu chứng rõ ràng, bệnh đã vào giai đoạn nặng hoặc nguy hiểm. Nếu gặp một trong các biểu hiện sau đây, bạn cần thăm khám ngay bác sĩ chuyên khoa:

- Chảy máu bất thường sau giao hợp, giữa các kì kinh hoặc sau mãn kinh.

- Âm đạo tăng tiết dịch bất thường, hoặc có mùi khó chịu.

- Đau vùng chậu không liên quan tới kinh nguyệt.

- Đau khi giao hợp.

- Tăng số lần đi tiểu.

- Đau khi đi tiểu.

 

 

Các giai đoạn tiến triển ung thư cổ tử cung. Ảnh: Bệnh viện Quốc tế Vinmec.[/caption]

Cách điều trị

Ung thư cổ tử cung cũng có cách điều trị tương tự những thể ung thư khác, bao gồm:

Phẫu thuật: cắt bỏ một phần nếu khối u nhỏ, chưa xâm lấn nhiều. Nếu bệnh nhân muốn sinh sản sẽ được chỉ định cắt phần trên âm đạo, giữ lại tử cung. Cắt toàn bộ tử cung nếu ở giai đoạn nặng. Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật vùng chậu: cắt bỏ cả tử cung; âm đạo; buồng trứng; bàng quang; ống dẫn trứng, trực tràng.

Xạ trị: sử dụng chìm tia có năng lượng cao để tiêt diệt trực tiếp các tế bào ung thư. Phương pháp này phải thực hiện nhiều lần. Một số tác dụng phụ của xạ trị như đau vùng bụng, buồn nôn, tiêu chảy, kích thích bàng quang và thu hẹp âm đạo.

Hóa trị: Sử dụng hóa chất gây độc nằm tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc có thể ở dạng uống như viên nang hoặc được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch. Hóa chất sẽ đi khắp cơ thể để tiêu diệt các tế bào phát triển bất thường. Tác dụng phụ của thuốc trị ung thư thường là tiêu chảy, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, rụng tóc, gây vô sinh và mãn kinh sớm ở nữ.

Ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung có thể được phòng ngừa hoặc giảm nguy cơ sớm với 6 cách dưới đây:

  1. Tiêm phòng vắc-xin HPV: virus HPV là nguyên chính gây bệnh. Vì vậy, nữ giới độ tuổi 9 - 26 tuổi, không mang thai; không dị ứng với thành phần nào của vắc xin; không đang điều trị các bệnh cấp tính… đều đủ điều kiện tiêm vắc xin này. Các địa điểm tiêm vắc xin HPV: Bệnh viện phụ sản lớn (Từ Dũ, Hùng Vương, Phụ sản Quốc tế); Viện tiêm chủng VNCC; Viện Pastuer...

  2. Thiết lập thói quen sống lành mạnh, hợp lý: Chế độ dinh dưỡng khoa học và vận động thể lực thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch hoạt động tốt, chống lại nhiều bệnh tật.

  3. Không hút thuốc lá: Hút thuốc cũng làm suy giảm chức năng miễn dịch toàn diện khiến khả năng chống lại các loại vi-rút như HPV.

  4. Không hoạt động tình dục sớm và bừa bãi: virus HPV lây lan nhanh và phổ biến nhất qua đường tình dục. Chỉ nên giao hợp khi trang bị kiến thức đủ về sức khỏe tình dục và chọn lọc đối tượng.

  5. Không lạm dụng thuốc tránh thai: dùng thuốc tránh thai khẩn cấp hay hàng ngày thời gian dài đều có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe sinh sản, nội tiết tố nữ. Một trong những  tác dụng phụ là gia tăng nguy cơ ung thư.

  6. Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus đi vào cổ tử cung.

  7. Kiểm tra và tầm soát thường xuyên: nữ giới cần đi khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng và tầm soát nguy cơ mắc bệnh sớm.

Nguồn tổng hợp: 

Bệnh viện quốc tế Vinmec; Viện tiêm chủng VNCC; Website Bệnh viện Nguyễn Tri Phương;

 


“Phano Pharmacy – Lời khuyên đúng”

Đúng thuốc – Đúng liều – Đúng cách

Dược sĩ tư vấn thuốc: 1800 6768

Mua hàng trực tuyến: http://phanolink.com

Đăng ký hội viên: https://phanolink.com/dang-ky-hoi-vien/

 

 

Facebook Youtube Zalo Top