Giỏ hàng

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH ĐỘT QUỴ

Đột quỵ hay còn gọi tai biến mạch máu não đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người bởi bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Khi nhắc đến đột quỵ mọi người thường nghĩ tới người già mới mắc bệnh. Nhưng thực tế lại cho thấy tỉ lệ đột quỵ ở những người trẻ tuổi hơn cũng đang ngày một tăng dần. Hãy ngăn ngừa đột quỵ ngay từ bây giờ bằng Các biện pháp phòng tránh đột quỵ Phanolink sẽ giới thiệu qua bài viết dưới.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, tính đến 8018 đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ ba sau các bệnh lý về tim mạch và ung thư, nhưng đứng hàng đầu về tỷ lệ tàn tật ở người trưởng thành..

Đột quỵ là gì? Tại sao phải phòng tránh đột quỵ?

Là hiện tượng do mất đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não. Chính vì vậy, bệnh nhân có thể bị liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, trí nhớ, hôn mê và có khả năng tử vong rất cao so với các bệnh khác.

Các biện pháp phòng tránh đột quỵ

Đột quỵ là căn bệnh rất nguy hiểm

Những con số khiến bạn bất ngờ về đội quỵ?

  • Tính riêng tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc mới đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong.

  • 90% bệnh nhân phải gánh chịu các di chứng sau cơn đột quỵ như liệt nửa người, liệt toàn thân, bại não, biến chứng tâm lý, ...

  • Trong 3 năm trở lại đây, số bệnh nhân phải nhập viện vì đột quỵ tăng từ 1,7& đến 2,5%

  • Tỷ lệ nam giới mắc phải cao gấp 4 lần nữ giới

  • Độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa từ 40 - 45 tuổi.

Những nguyên nhân gây nên tình trạng đột quỵ?

  • Các bệnh liên quan đến tim mạch như nhồi máu cơ tim.

  • Một số bệnh và thói quen làm tăng nguy cơ đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng mỡ (cholesterol) trong máu, bệnh tim, hút thuốc lá, nghiện và lạm dụng quá nhiều bia rượu.

  • Xuất huyết não cũng là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ thường gặp.

  • Đột quỵ do xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ dẫn đến thiếu máu cho vùng não do mạch máu đó chi phối.

  • Người ít vận động hoặc béo phì nguy cơ đột quỵ xảy ra thường rất cao.

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Người bệnh ăn nhiều chất xơ, rau, đậu, trái cây, ăn nhiều thịt nạc - hơn thịt đỏ. Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm khoảng 20% nguy cơ bị đột quỵ.

Các biện pháp phòng tránh đột quỵ

Chế độ ăn uống lành mạnh

  • Tiểu đường: Các nghiên cứu cho thấy kiểm soát tiểu đường giúp giảm 4% khả năng bị đột quỵ.

  • Căng thẳng kéo dài cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ bởi vì làm việc quá sức khiến cơ thể căng thẳng, huyết áp tăng, cơ tim co bóp mạnh.

  • Rượu bia là tác nhân chính gây nên tăng huyết áp ở người bệnh. Giảm được lượng rượu bia sẽ giảm được 6% nguy cơ đột quỵ.

  • Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ và rượu bia được xem là một tác nhân chính. Uống nhiều rượu bia theo thời gian sẽ làm tăng huyết áp.

  • Thức khuya thường xuyên và ngủ không đủ giấc sẽ khiến não không được phục hồi đầy đủ, máu về não cũng ít hơn, lâu dần gây thiếu máu não và nguy cơ mắc bệnh cũng tăng cao.

Cách mà bản thân có thể tự phòng tránh đột quỵ?

  • Phát hiện cao áp huyết sớm và chữa cao áp huyết tốt có thể làm giảm khả năng đột quỵ bất thường. Nhất là khi bạn đã bước qua tuổi 40.

  • Giảm cholesterol trong máu, ăn ít chất béo, giảm muối, ăn nhiều rau và hoa quả.

  • Đo lượng đường trong máu thường xuyên. Đặc biệt là đối với những người bị bệnh tiểu đường.

  • Không uống rượu bia, chất kích thích hoặc hút thuốc lá.

  • Tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao để máu huyết lưu thông đều.

Ngoài ra cần chú ý một số trường hợp mà người bệnh thường hay chủ quan

  • Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, đặc biệt với người cao huyết áp.

  • Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh.

  • Tránh mất ngủ trong thời gian dài

  • Hạn chế tình táo bón, đặc biệt với người cao tuổi

  • Tránh vận động thể lực quá mạnh

Vậy đột quỵ có cho ta dấu hiệu nhận biết hay không?

Một số biểu hiện sau đây “dự báo” cho việc có khả năng đột quỵ, vậy nên khi thấy một số dấu hiệu bất thường trên, hãy đến khám tại các bác sĩ có uy tín

  • Đột nhiên bị đau đầu dữ dội, choáng váng, mất tri giác, ngủ gà ngủ gật hoặc hôn mê sâu.

  • Khó khăn trong nói hoặc hiểu người khác.

  • Bị yếu đột ngột ở một phần cơ thể nào đó.

  • Đột nhiên nhìn mờ hoặc bị hoa mắt, có thể chỉ bị ở một bên mắt, đôi khi cả hai bên.

  • Tiểu tiện không tự chủ hoặc bí tiểu hoàn toàn.

Đột quỵ có thể xảy ra với bất kì ai trong chúng ta. Bất kể là nam hay nữ giới, ngay cả những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Không gì hơn chính là ý thức phòng bệnh của mỗi cá nhân. Chúng ta không thể chống lại mọi bệnh tật nhưng chúng ta có thể phòng ngừa, hạn chế tối đa khả năng tái phát của bệnh.

Hãy tập cho mình lối sống sinh hoạt lành mạnh và khoa học hơn. Khi cuộc sống quá bận rộn thì ngày nay rất nhiều bạn trẻ thờ ơ với những việc tưởng chừng như đơn giản nhất. Đa số học sinh sinh viên đều thức rất khuya hoặc tình trạng thích đi tắm về đêm nhưng họ không biết nếu kéo dài trong một khoảng thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ rất cao.

 

Facebook Youtube Zalo Top