Giỏ hàng

RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG CÓ DIỆT ĐƯỢC VIRUS CORONA?

Rửa tay đúng cách ngăn ngừa virus đường hô hấp

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo, việc rửa tay hay khử trùng trùng tay (hand sanitizer) thường xuyên cũng có tác dụng ngăn ngừa các loại virus đường hô hấp.

Trong các khuyến cáo phòng bệnh, Bộ Y tế đều khuyên người dân nên rửa tay thật kỹ bằng xà phòng thường xuyên, nhiều lần trong ngày đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cụ thể, khuyến cáo của Bộ Y tế nêu rõ: “Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc”.

Mỗi người cần có ý thức tự cách ly bản thân bằng cách che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

Các chuyên gia khuyến cáo rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Xoa mọi phần của tay cả lòng bàn tay lẫn mu bàn tay để có hiệu quả tốt nhất.

Xà phòng diệt khuẩn nhanh hơn dung dịch sát khuẩn

Nếu như đeo khẩu trang chỉ có tác dụng ngăn ngừa lây nhiễm virus thì rửa tay bằng các hỗn hợp diệt khuẩn có tác dụng phòng bệnh hiệu quả hơn hẳn.

Hỗn hợp diệt khuẩn ở đây có thể là hỗn hợp sát khuẩn chứa 75% alcohol, chất chlrorine và peroxyacetic hay xà phòng có tác dụng diệt khuẩn đã quá quen thuộc với các gia đình. Các chuyên gia chỉ ra rằng rửa tay với xà phòng hay dung dịch sát khuẩn trong ít nhất 20 giây có khả năng tiêu diệt gần hết mầm bệnh trên tay.

Xà phòng diệt khuẩn hay các loại cồn đều có tác dụng diệt khuẩn, điểm khác biệt là thời gian phát huy tác dụng. Theo một nghiên cứu dung dịch diệt khuẩn phải mất khoảng 3-4 phút mới xuyên qua lớp chất nhầy của đường hô hấp và vô hiệu hóa virus cúm mùa, trong khi rửa tay loại bỏ virus ngay lập tức.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cảnh báo xà phòng thường không có tác dụng diệt khuẩn mà chỉ dùng để làm sạch. Để có tác dụng tốt nhất hãy sử dụng xà phòng diệt khuẩn.

Phát hiện này được cho là sẽ thay đổi nhận thức của một bộ phận nhân viên y tế về cách sát khuẩn để tránh lây nhiễm chéo khi thăm khám và chăm sóc cho các bệnh nhân trong thời gian ngắn.

Nguồn Baosuckhoecongdong.vn

 

 

Facebook Youtube Zalo Top