Giỏ hàng

Cần Làm Gì Để Bảo Vệ Hệ Hô Hấp Khi Không Khí Sài Gòn Ô Nhiễm Nặng?

Không khí Sài Gòn ô nhiễm do khói bụi, khói thuốc lá, vi khuẩn... khiến bệnh về đường hô hấp tăng cao nhất là ở đối tượng người già, trẻ em có sức đề kháng kém. Vậy cần làm gì để bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh khi Sài Gòn ô nhiễm không khí nặng? Dưới đây là 15 biện pháp bảo vệ hệ hô hấp và ngăn ngừa bệnh cho cả nhà được các dược sĩ Phanolink khuyến cáo.

Cần làm gì để bảo vệ hệ hô hấp khi không khí ô nhiễm nặng như hiện nay?

 

cần làm gì để bảo vệ hệ hô hấp 

cần làm gì để bảo vệ hệ hô hấp khi không khí ô nhiễm nặng

1. Đeo khẩu trang chống bụi ngăn vi khuẩn

Câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi cần làm gì để bảo vệ hệ hô hấp thì không thể không kể đến việc đeo khẩu trang khi ra ngoài, khẩu trang không chỉ giúp chống nắng mà còn là cách giúp bảo vệ đường hô hấp tốt nhất.

  • Khi ra ngoài đường mọi người nên đeo khẩu trang để hạn chế tiếp xúc với khói bụi, tránh lưu thông trong giờ cao điểm, tránh những nơi ô nhiễm như khu công nghiệp, đường cao tốc...

  • Nếu làm việc trong môi trường có nhiều khí thải, bụi thì phải mang khẩu trang thường xuyên, không ngoáy mũi bằng tay. Tốt nhất bạn nên đặt mua các loại khẩu trang lọc bụi và khí thải chuyên dụng để đảm bảo hiệu quả tuyệt đối.

2. Vệ sinh mũi và mắt thường xuyên

Sử dụng dung dịch vệ sinh mũi và mắt thường xuyên vào buổi sáng và tối để loại bỏ các tác nhân gây bệnh viêm xoang, viêm mũi và đau mắt, mờ mắt. Bạn hãy xịt mỗi bên mũi 3 lần giúp nước thấm vào các ngóc ngách trong mũi, đưa tác nhân gây bệnh đọng lại trong mũi ra ngoài. Dùng các loại dung dịch rửa mắt chuyên dụng.

3. Giữ ấm đường thở

Khi đường thở bị lạnh thì miễn dịch tại chỗ bị suy yếu, 80% khả năng phòng bệnh nhiễm trùng hô hấp của cơ thể dựa vào miễn dịch trên niêm mạc mũi, do đó hãy giữ ấm đường thở là biện pháp bảo vệ hệ hô hấp phòng bệnh nhất là khi giao mùa. Hãy quàng khăn lúc trời lạnh, đeo khẩu trang, bật điều hoà ở nhiệt độ từ 27-29 độ C, cho trẻ uống nước ấm mỗi ngày...

4. Uống 2 lít nước mỗi ngày

Cần làm gì để bảo vệ hệ hô hấp? 

  • Câu trả lời là Uống nhiều nước có tác dụng làm loãng niêm dịch tạo nên sự dẫn lưu của mũi xoang hiệu quả hơn, hạn chế việc tồn tại, ứng đọng vi khuẩn, bụi bẩn trong mũi.

  • Uống lượng nước vừa đủ tuỳ vào độ tuổi nhất là sau khi luyện tập thể thao, ngồi nhiều trong phòng máy lạnh.

  • Hãy uống nước ấm vào buổi sáng sau khi ngủ dậy để cổ họng không bị khô rát. Nước ấm sẽ làm tan đờm và tống nó ra khỏi đường hô hấp, góp phần giải quyết vấn đề đau họng và nghẹt mũi.

  • Tránh sử dụng nước đá vì có thể gây viêm họng.

5. Dùng thiết bị lọc không khí

Cần làm gì để bảo vệ hệ hô hấp thì không thể thiếu việc sử dụng thiết bị lọc không khí bởi vì:

  • Máy lọc không khí sử dụng công nghệ hiện đại có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, cá tác nhân gây dị ứng, vi khuẩn... nhất là bụi mịn vì chúng ảnh hưởng tới cơ thể rất lớn kể cả với nồng độ thấp.

  • Dùng máy lọc không khí giúp cải thiện sức khoẻ đáng kể đặc biệt vào lúc thời tiết chuyển mùa. Ngoài ra, máy lọc không khí còn có tác dụng giữ lại những mùi hôi khó chịu, cứng đầu như mùi đồ ăn, mùi thuốc lá, mùi khói...

  • Công nghệ ion được ứng dụng giúp khử sạch không khí, đem lại sự trong lành cho ngôi nhà. Một ưu điểm nữa của máy lọc không khí là cung cấp và duy trì độ ẩm ở mức vừa đủ không làm khô da nhất là khi dùng điều hoà, máy sưởi.

6. Tiêm phòng các vacxin phòng bệnh đường hô hấp

  • Tiêm phòng vacxin là quyền lợi của trẻ em, một số vacxin bắt buộc tiêm như bạch hầu, ho gà. Bạn có thể quyết định tiêm phòng cúm, phế cầu cho con nếu có điều kiện để phòng bệnh cúm, phế cầu khuẩn gây viêm phổi hoặc các bệnh lý hô hấp khác.

  • Trẻ em rất dễ mắc bệnh về hô hấp do sức đề kháng yếu, các bé đi nhà trẻ bị lây nhau trong lớp do chơi đùa, sử dụng chung đồ chơi... Do vậy, hãy tiêm phòng đầy đủ cho con nhé. Đối với người lớn cũng nên tiêm phòng cúm hằng năm nhất là với phụ nữ có kế hoạch chuẩn bị mang thai để bảo vệ sức khoẻ.

7. Ăn đủ chất dinh dưỡng

  • Bạn hãy xây dựng thực đơn cho gia đình đầy đủ chất dinh dưỡng gồm 4 nhóm cần thiết. Bổ sung thêm chất xơ, vitamin từ rau xanh, trái cây để tăng sức đề khoáng. Tăng cường protein từ thịt, cá, sữa, trứng... vào bữa ăn hàng ngày.

  • Ăn vừa đủ không nên ăn quá nhiều một loại thức ăn, chia thành nhiều bữa nhỏ theo nhu cầu. Hạn chế sử dụng thức ăn lạnh khiến nhiệt độ vòm họng thay đổi đột ngột tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

8. Luyện tập thể dục thường xuyên

Cần làm gì để bảo vệ hệ hô hấp? Một biện pháp bảo vệ hệ hô hấp cực tốt là rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên tăng cường sức khoẻ. Hình thành lối sống gần gũi với thiên nhiên, tăng khả năng thích nghi với các hoàn cảnh khác nhau, nâng cao khả năng thích ứng, miễn dịch giúp phòng tránh bệnh tật. Tuỳ vào độ tuổi và tình trạng sức khoẻ mà bạn lựa chọn môn thể thao phù hợp.

9. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa

Giữ gìn môi trường thoáng mát, sạch sẽ bằng cách vệ sinh nhà cửa hàng ngày, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn. Hãy giặt ga, gối, chăn màn thường xuyên để các tác nhân gây bệnh đường hô hấp không có chỗ nương thân.

10. Trồng cây xanh quanh nhà

Trồng cây xanh xung quanh môi trường sống để giải phóng oxy, hấp thụ các chất độc hại như Cacbondioxit (CO), andehyde formic, cacbonic…, làm sạch không khí nhất là hạn chế bụi mịn. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý không trồng quá nhiều cây cảnh trong nhà hoặc những nơi diện tích nhỏ hẹp để tránh bị dị ứng.

11. Sử dụng các chế phẩm an toàn cho hệ hô hấp

  • Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp được sử dụng là ly giải vi khuẩn hô hấp, thành phần gồm hỗn hợp các loại vi khuẩn hô hấp đã được lọc bỏ lõi chỉ còn lại phần vách tế bào vi khuẩn.

  • Khi đưa vào cơ thể, ly giải vi khuẩn sẽ kích thích sản sinh ra miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu có tác dụng chống nhiễm trùng hô hấp.

  • Hỗn hợp lý giải vi khuẩn dạng ngậm có khả năng kích thích mạnh miễn dịch tại chỗ trên niêm mạc đường hô hấp nên tăng khả năng phòng bệnh hô hấp. Đây có thể được coi như vacxin đường uống hiệu quả sử dụng rộng rãi tại các nước châu Âu.

12. Không hút thuốc lá thụ động và chủ động

Cần làm gì để bảo vệ hệ hô hấp? Thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phổi, hen, nhiễm trùng đường hô hấp, nó được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng. Không chỉ người trực tiếp hút thuốc là mà những người trong gia đình, người xung quanh hít phải khói thuốc lá cũng dễ mắc nhiều bệnh liên quan tới hô hấp nhất là trẻ nhỏ. Loại bỏ thuốc lá ra khỏi đời sống là cứu chính mình và người thân khỏi tay thần chết.

13. Chú ý nhiệt độ của điều hòa máy lạnh

  • Điều hoà góp phần thanh lọc không khí nhưng bạn phải biết sử dụng đúng cách và vệ sinh định kì nhằm loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ. Hãy bật điều hoà ở mức nhiệt độ vừa phải, không chênh là 5 độ C giữa nhiệt độ môi trường và trong nhà. Ở phòng của bé, bạn tránh để luồng khí lạnh thốc thẳng vào chỗ bé nằm, hãy giữ nhiệt độ phòng khoảng 26-28 độ C. 

  • Vì dùng điều hoà rất dễ khiến không khí bị khô, nên bạn hãy đặt thêm máy tạo ẩm trong phòng để cung cấp độ ẩm, hạn chế việc mũi bị khô dẫn tới bệnh đường hô hấp. 

14. Tránh xa các tác nhân gây dị ứng hô hấp

  • Tốt nhất bạn nên tránh xa tác nhân gây dị ứng hô hấp là bụi vô cơ như bụi amiăng, bụi xi măng hoặc bụi hữu cơ như lông vũ, bụi bông... chúng gây tổn thương đường hô hấp âm thầm qua nhiều năm mới bộ lộ triệu chứng.

  • Không nên nuôi nhiều chó, mèo nhất là gia đình có trẻ nhỏ vì lông động vật dễ khiến bé bị dị ứng. Nếu phải làm việc trong môi trường nhiều khói bụi cẩn có đồ bảo hộ lao động an toàn, khám sức khoẻ định kì nhằm dự phòng bệnh tật cho bản thân.

15. Sử dụng thảo dược hoặc keo ong

  • Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp đã được sử dụng từ xưa đó là dùng các thảo dược có ích cho hệ hô hấp, tăng cường miễn dịch như lá thường xuân, bách bộ, cam thảo, hoàng kỳ… hỗ trợ giảm ho, đờm, viêm nhiễm, giúp làm sạch đường hô hấp, có khả năng bổ phổi. Một số tinh dầu xông mũi họng có tác dụng làm thông thoáng đường thở, giảm triệu chứng dị ứng đường thở như sả, lá bưởi...

  • TPCN Phenobee keo ong giảm ho dạng xịt là sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược hiện nay được nhiều người sử dụng giúp bảo vệ hệ hô hấp tốt nhất tránh được các trường hợp ho, viêm họng,....

     

  • Xã hội ngày càng phát triển nhưng mặt trái của nó là đô thị hoá nhanh, thiếu không gian xanh nên nhiều bệnh dễ bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Hãy áp dụng các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp trên đây một phần nào đó giúp bạn và người thân tránh được nguy cơ mắc bệnh, có sức khoẻ để học tập, lao động tốt.

Qua những thông tin trên đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi cần làm gì để bảo vệ hệ hô hấp, hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp các bạn có được những biện pháp phòng tránh các bệnh về đường hô hấp hiệu quả.

 

Facebook Youtube Zalo Top