Giỏ hàng

BỆNH LÝ RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI GIÀ

Khi tuổi càng cao, thì nguy cơ mắc bệnh về răng miệng lại càng lớn. Suy thoái ở răng miệng của người cao tuổi làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, từ tuổi 45 con người có nguy cơ mắc các bệnh viêm lợi, viêm chân răng rất cao.

Hãy cũng chuyên gia Phanolink tìm hiểu Bệnh lý răng miệng ở người già thường có những biểu hiện gì?

 

Bệnh lý răng miệng ở người già 

Bệnh lý răng miệng ở người già

SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI

Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh hệ thống có ảnh hưởng đến vùng miệng và lúc đó thì những tổn thương vùng miệng lại tác động ngược lại một cách trực tiếp hay gián tiếp trên tình trạng dinh dưỡng giao tiếp, khả năng đề kháng và chất lượng cuộc sống nói chung.

Bênh cạnh vấn đề tuổi tác là nguyên nhân gây nên các bệnh lý răng miệng thì còn một số những nguyên nhân khác.

Các bệnh răng miệng (sâu răng, bệnh nha chu, bệnh niêm mạc miệng, rối loạn tiết nước bọt, tiêu xương ổ), các bệnh toàn thân (tiểu đường, tai biến mạch máu não, Alzheimer), những thuốc uống thường xuyên... là những yếu tố làm cho những người cao tuổi mắc các bệnh lý răng miệng nhiều hơn.

 

Một số bệnh lý răng miệng thường gặp ở người già 

Một số bệnh lý răng miệng thường gặp ở người già

MỘT SỐ BỆNH LÝ RĂNG MIỆNG Ở NGƯỜI GIÀ MÀ BẠN CẦN BIẾT

1. Bệnh nha chu

Là bệnh răng miệng nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng của người cao tuổi. Bệnh phá huỷ mô nâng đỡ của răng gồm: xương, lợi và hệ thống dây chằng nha chu.

Bệnh nha chu là nguyên nhân gây hôi miệng, làm răng lung lay, mất răng và do đó ảnh hưởng đến chức năng nhai, nuốt, nếm và dinh dưỡng. Hậu quả của bệnh này để lại có thể thể ảnh hưởng đến bệnh tim mạch, nội tiết, hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn khác.

2. Sự thay đổi ở niêm mạc miệng

Niêm mạc miệng trở nên mỏng, nhẵn, khô, giảm tính đàn hồi, dễ bị thương nhưng lâu lành.

Sự thay đổi của tuyến nước bọt: quá trình lão hóa làm cho các nhu mô tuyến giảm dần mà thay vào đó là mô mỡ và mô liên kết, do đó làm giảm tiết nước bọt và là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về bệnh lý răng miệng ở người cao tuổi.

 

bệnh lý răng miệng ở người già 

Các bệnh lý răng miệng ở người già làm ảnh hưởng tới sức khỏe

3. Bệnh vàng răng

Là hiện tượng răng bắt đầu ngả màu khi già đi vì men răng mất dần, để lộ ngà răng bên trong, gây mất thẩm mỹ và thiếu tự tin cho người bệnh.

4. Khô miệng

Đây là vấn đề về bệnh lý răng miệng khác của người cao tuổi. Nước bọt có tác dụng giữ cho miệng luôn ướt, do đó tình trạng khô miệng sẽ tạo cảm giác thiếu nước bọt trong miệng.

Nguyên nhân gây nên bệnh này là bởi sự giảm tiết nước bọt do tiểu đường, viêm thần kinh, thiếu máu ác tính, do thuốc, do thoái hóa mô, do xạ trị vùng đầu ...

5. Giảm vị giác và rối loạn vận động

Bệnh giảm vị giác làm cho người lớn tuổi không mất cảm giác ngon miệng cũng như thèm ăn, dẫn đến sự giảm sút sức khỏe người bệnh. Khả năng nhai và nuốt ở người cao tuổi (dù còn đủ răng) vẫn kém hiệu quả. Một số nghiên cứu cho thấy: mùi ít bị ảnh hưởng do tuổi còn vị giác lại giảm dần khi tuổi tăng lên.

6. Bệnh sâu răng

Đây là loại bệnh khá phổ biến ở hầu hết mọi lứa tuổi. Tuy nhiên ở người cao tuổi, sâu chân răng thường đi kèm với tụt nướu do bệnh nha chu và tình trạng khô miệng.

Nguyên nhân bệnh sâu răng: do vi khuẩn tác động lên thực tạo ra acid phá hủy cấu trúc răng tạo ra lỗ trên bề mặt gọi là sâu răng.

7. Ung thư miệng

Đây là giai đoạn chuyển biến nặng nhất của bệnh lý về răng miệng ở người cao tuổi. Có đến 50% ung thư miệng di căn khi phát hiện nên tỉ lệ sống sót thấp.

Những yếu tố thường thấy dẫn đến tình trạng này chính là do thuốc lá, ăn trầu, uống rượu. Đặc biệt 60% ung thư miệng liên quan đến ăn trầu và uống rượu.

LỜI KHUYÊN ĐỂ CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG CHO NGƯỜI CAO TUỔI

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp nhiều rau quả tươi, hạn chế đồ ngọt.

  • Nên súc miệng và chải răng sau khi ăn. 

  • Ăn thức ăn mềm.

  • Nếu bị mất răng, để ngăn ngừa tình trạng hàm răng bị xô lệch, thì cần đưa người già đến nha khoa để được lắp răng giả định hình hàm.

  • Vệ sinh răng giả giống như răng thật.

  • Nếu sử dụng răng giả tháo lắp, nên tháo ra khi đi ngủ để máu lưu thông tốt hơn.

  • Ngâm răng giả vào nước đun sôi để nguội và đậy nắp. Tốt nhất nên ngâm trong ly thủy tinh.

Như vậy, bạn đã biết một số bệnh lý răng miệng ở người già thường gặp. Nắm rõ được nguyên nhân của từng bệnh lý, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc răng miệng cho người già. Vì sức khỏe răng miệng của người già đang dần suy thoái vì vậy quá trình chăm sóc cần được lưu ý và cẩn thận. Hãy tham khảo thêm ý kiến của nha sĩ để việc chăm sóc răng miệng cho người già được thực hiện tốt hơn. 

 

Facebook Youtube Zalo Top